Những giới hạn của tư vấn bảo hiểm bằng ngoại ngữ

Über­setzt von Nguyễn thị kim Oanh

Một ví dụ là tư vấn bảo hiểm bằng tiếng Việt. Thường là người Đức tư vấn cho khách hàng là người nước ngoài. Hoăc là người Đức, cũng như những người có cội nguồn nước ngoài đã sống lâu ở Đức muốn tư vấn cho những người trước kia là đồng hương của họ. Vấn đề ở đây là phải vượt qua những trở ngại ngôn ngữ mà không phải ai cũng nghĩ tới.

Trong bài viết này đề cập đến ví dụ tư vấn cho khách hàng người Việt. Ai làm tư vấn phải „chiến đấu“ với những khó khăn đã lường trước và cả những khó khăn không tính đến.

© 2021 Cri­ti­cal News — Bewer­bung Kfz- und ande­re Ver­si­che­run­gen auf Vietnamesisch

Những từ mới, hoăc từ cũ mang nghĩa mới thường là rất khó hiểu .

Chẳng hạn khái niệm „Ries­ter-Ren­te „(bảo hiểm hưu trí Ries­ter) không thể tìm thấy trong các từ điển đã có. Tất nhiên cách dịch phù hợp là: bảo hiểm hưu trí Ries­ter, đó là sử dụng một khái niệm mới .

Nhưng như vậy thì chỉ có những người Việt nào đã sống lâu ở Đức mới có thể hiểu được khái niệm đó và biết rằng đó là một sản phẩm bảo hiểm.

Tương tự như vậy là khái niệm „Pfle­ge­bahr­ver­si­che­rung“ có thể được dịch là: „bảo hiểm chăm sóc có sự hỗ trợ của nhà nước“ (Như vậy là không dùng đến tên của cựu bộ trưởng Bahr)

Đối với những khái niệm gắn liền với những nguồn gốc văn hóa cụ thể thì người hiểu ngoại ngữ như tiếng mẹ đẻ sẽ tư vấn tốt hơn, vì họ có khả năng giải thích rõ ràng.

Những sản phẩm bảo hiểm thường được trình bày rất phức tạp. Điều đó không chỉ thể hiện ở việc tư vấn những sản phẩm: „dự phòng tuổi già“, hoăc „bảo hiểm nhân thọ“ hoặc „bảo hiểm tiền sinh sống“, mà ngay cả việc tư vấn phòng tránh những rủi ro đơn giản như tư vấn „bảo hiểm nhà cửa“.

Việc lựa chọn tìm từ trong từ điển thường cũng có những điều ngac nhiên

Người ta chờ đợi tìm được từ „Wohn­ge­bäu­de­ver­si­che­rung“ (Bảo hiểm nhà cửa) ở một từ điển tốt hơn nào đó, nhưng không tìm thấy. Ngay cả từ điển lớn „từ điển Đức-Việt “ của Nguyễn Văn Tuế Nguyễn thị kim Dung năm 1999 với 150.000 từ, hoặc từ điển Đức-Việt của Ban Tu Thu năm 2000 cũng không có.

Tương tự thể đổi với từ điển Đức-Việt hiện đại của Nguyễn Thu HươngNguyễn Hữu Đoàn (in lần thứ 7, với 75.000 từ, năm 2005.

„Từ Điển Đức Việt. Deutsch-Viet­na­me­si­sches Wör­ter­buch“ von Ban Tu Thư, 2002

Khi.những khái niệm như vậy được những người thông thạo ngoại ngữ như tiếng mẹ đẻ chắc chắn dịch dễ dàng, thì người ta cũng chờ đợi rằng những khái niệm tương tự có thể sẽ nằm trong một từ điển tổng hợp, và tùy tác giả có thể soạn thảo cả các khái niệm rất đặc trưng như „Ioni­e­rungs­en­er­gie“ (năng lượng I on hóa), „Moder­kä­fer“(bọ mốc)“, „Mode­tor­heit“ (điên cuồng theo mốt thời trang), hoăc „Klaub­holz“ (củi).

„Từ Điển Đức Việt. Deutsch-Viet­na­me­si­sches Wör­ter­buch“ von Nguyễn Văn Tuế und Nguyễn Thị Kim Dung , 1999

Điều ngạc nhiên là nếu những từ như „Wohn­flä­che“ (diện tích ở) cũng như „Nutz­flä­che“ (diện tích hữu dụng) được tìm thấy ở 2 trong 3 từ điển trên. Kể cả từ „Rück­stau“ (sự ứ đọng) cũng được tìm thấy trong 2 từ điển lớn.

„Moder­nes Wör­ter­buch Deutsch ‑Viet­na­me­sisch“ von Nguyễn Thu Hương und Nguyễn Hữu Đoàn, 2005

„Eigen­be­we­gung“: ngoài ý muốn, không do tác động từ bên ngoài

Đáng tiếc là những khái niệm tiếng Đức quen thuộc trong ngành bảo hiểm  như „Mit­wir­kungs­an­teil“ (phần  đóng góp tự trả) hoặc „Berufs­un­fä­hig­keitver­si­che­rung“ (bảo  hiểm  không có khả năng  hành nghiệp) cũng không tìm thấy. Trong khi từ điển lớn của Ban Tu Thu lại có từ „chuyển động riêng“ một cách dịch cho „Eigen­be­we­gung“ chỉ liên quan  đến kỹ thuật điều khiển chứ không hề liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm.

„Klaustrophobie„chứ không phải là „Platz­angst“

Người tư vấn và người dịch có bổn phận thận trọng với những khái niệm y học. Nhằm mục đích này đã có một từ điển y học Đức ‑Việt và Việt-Đức. Ở đây là vấn đề của từ điển xuất bản lần thứ 2 năm 2001. Nếu như người ta tìm ở đó khái niệm „Platz­angst“ (chứng sợ hãi chỗ rộng lớn), thì ngoài ra còn tìm thấy cách dịch nữa là: „chứng sợ ngộp ở chỗ đông người“. Nhưng khái niệm này là: „Klaus­tro­pho­bie“, tiếng Đức là: „Raum­angst“ nghĩa là: „chứng sợ hãi chỗ chật hẹp khép kín“. Thât sự „Platz­angst“ (Ago­ra­pho­bie) là „chứng sợ hãi chỗ rộng lớn“. Ai có khách hàng có că bệnh này hẳn sẽ hoc được cách chân trọng việc dịch thuật chuẩn xác.

„Medi­zi­ni­sches Wör­ter­buch Deutsch – Viet­na­me­sich & Viet­na­me­sich – Deutsch“, 2001

Tóm lại: Ai muốn tư vấn khách hàng ngoại quốc, trong trường hợp này là khách hàng Việt nam bằng tiếng mẹ đẻ của mình thì khó đạt được muc đích khi chỉ sử dụng những từ điển đã có. Trong moi trường hợp thì hoặc là người được tư vấn phải hiểu tốt tiếng Đức, hoăc người tư vấn phải có khả năng tự giải thích trôi chảy, hoặc phải có phiên dịch tiếng Việt.

0 0 votes
Article Rating
Abonnieren
Benachrichtige mich bei
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments